Kinh tế - xã hội Vĩnh_Long_(thành_phố)

Kinh tế

Năm 2003, GDP của toàn thị xã Vĩnh Long là 1.353 tỷ, đến năm 2008 con số này là 2700 tỷ. Thu nhập đầu người năm 2003 là 10,5 triệu/người/năm, năm 2008 là 20 triệu/người/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố ước đạt 2.106,09 tỷ đồng, tăng 24,54% so cùng kỳ và đạt 48,31% kế hoạch năm [7].

Định hướng phát triển kinh tế của thành phố là đẩy mạnh thương mại - dịch vụ, với tổng mức bán lẻ và doanh thu thương mại - dịch vụ trên 3.487 tỷ đồng. Tiếp tục đầu tư và phát triển các chợ, các khu thương mại dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của người dân.

Giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt trên 1.005 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thành phố với quy mô khoảng 50 ha tại xã Trường An. Tương lai tại đây sẽ hình thành một nhà máy bia có công suất rất lớn. Dự kiến, khi nhà máy này đi vào hoạt động giai đoạn 1 sẽ đóng vào nguồn thu ngân sách nhà nước là 600 tỷ đồng. Và khi hoàn thành giai đoạn 2, nguồn thu sẽ tăng lên khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đường phố ở thành phố Vĩnh Long

Xã hội

Trong năm 2008, thị xã Vĩnh Long đã giải quyết việc làm cho 5.637 lao động, đào tạo nghề cho 3.524 lao động, giải quyết cho 235 hộ thoát nghèo. Tại thời điểm tháng 05 năm 2009, thành phố Vĩnh Long còn 1120 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 3,7%, vừa hoàn thành điều tra hộ cận nghèo là 960 hộ với 3.373 nhân khẩu. Tất cả các hộ nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế... Tại thời điểm này, thành phố Vĩnh Long có 31 khóm, ấp, 1 phường và trên 93% gia đình đạt tiêu chí văn hóa, 96% hộ sử dụng nước sạch, 99% hộ có điện sinh hoạt, kiên cố hóa trường học, trạm y tế, các cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh...

Đồng thời, Để đáp ứng nhu cầu văn hoá, thể thaogiải trí của người dân thành phố, do đó ngày 26 tháng 03 năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao thành phố Vĩnh Long.

Theo kế hoạch phát triển đô thị của thành phố, trong tương lai, không gian thành phố Vĩnh Long sẽ mở rộng về phía Đông tức khu vực phường 5, hướng tới ngã ba sông Cổ Chiên và sông Tiền, phát triển mạnh về phía Nam và Tây theo các trục quốc lộ 1Aquốc lộ 53. Cụ thể, đến năm 2020, phía Tây mở rộng một phần diện tích theo trục quốc lộ 53 kéo dài, hình thành khu đô thị mới Mỹ Thuận. Phía Đông mở rộng theo trục quốc lộ 57 và tỉnh lộ 31, nhằm phát triển tuyến công nghiệp Cổ Chiên. Phía Nam sẽ được mở rộng theo trục quốc lộ 53 (đường Phó Cơ Điều) đến sông cầu Ông Me Nhỏ, nhằm phát triển khu dân cư. Phía Bắc khai thác các khu sinh thái, du lịch tại cồn Chim, cồn Giông thuộc các phường Trường An, Tân NgãiTân Hội.

Sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua thành phố Vĩnh Long